Chọn đồ chơi cho trẻ là điều mà bất kỳ phụ huynh nào cũng nên quan tâm bởi không phải loại đồ chơi nào cũng có tác động tích cực đến bé. Nhất là đối với các bé trai, các bé thường thích các loại đồ chơi mạnh mẽ như siêu nhân, súng, xe… Vậy có nên cho bé chơi những loại đồ chơi mang đặc tính mạnh như súng đồ chơi có đạn hay không?
>>> Xem thêm: #5 shop đồ cho mẹ và bé TPHCM mẹ nào cũng nên biết
Những hiểm họa khôn lường từ súng đồ chơi có đạn
Bản thân súng đồ chơi đã là một loại “vũ khí rởm”, loại đồ chơi này nếu như trẻ thiếu hiểu biết thì rất dễ làm trẻ kích động và gây ảnh hưởng xấu.
Đặc biệt đáng nói hơn là các loại súng đồ chơi có đạn. Đây là loại đồ chơi từng được bày bán tràn lan với giá từ 130.000/ khẩu kèm một băng đạn nhựa. Mặc dù được gắn mác đồ chơi nhưng loại súng này lại rất có hại mà mang đến những hiểm họa không ngờ tới. Nhất là ảnh hưởng đến an toàn cho trẻ và những người xung quanh.

Những tác hại của súng đồ chơi
Với những hiểm họa không lường về sức khỏe nói trên, bạn hãy cùng chú ý những tác hại của súng đồ chơi ngay sau đây để phòng tránh và hạn chế cho bé chơi các loại đồ chơi có tính tiêu cực như súng đồ chơi có đạn.
- Dễ gây mù mắt: Với tính hiếu động của trẻ, bạn hoàn toàn có thể lường trước được việc bé cùng mọi người bắn nhưng không giữ an toàn cho nhau. Chính vì thế vùng mắt rất dễ bị tổn thương.
- Bị thương: Theo như thông tin thống kê, có rất nhiều trẻ em đã phải nhập viện vì bị đạn bắn trúng cơ thể. Đặc biệt có trường hợp trẻ em quá khích đùa bắn vào người lớn, khiến một trường hợp suýt mất mạng (Tây Ninh)
- Ảnh hưởng đến tinh thần cho trò chơi bạo lực, không lành mạnh, rất dễ khiến tâm lý các bé bị tiêu cực bởi những trò chơi bạo lực như đánh nhau, đấu đá…

Dưới mác đồ chơi trẻ em, súng đồ chơi có đạn không được phép kinh doanh buôn bán
Từ rất nhiều thông tin cho thấy rất nhiều tác hại của súng đồ chơi có đạn, loại súng này không nên gắn mác đồ chơi trẻ em để kinh doanh buôn bán.

Bộ Nội vụ đã ban hành chỉ thị như sau:
” Bộ Nội vụ đã ra Quyết định số 464/BNV ngày 27.12.1993 ban hành danh mục các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm và Bộ Thương mại, Bộ Y tế đã có Công văn chỉ đạo thực hiện. Theo đó, các loại súng nói trên đều thuộc danh mục các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm: “a. Các loại đồ chơi có hình dáng giống như các loại súng trường, súng tiểu liên, súng ngắn: – Súng nén hơi, nén lò xo bắn đạn nhựa hoặc đạn các loại. – Súng bắn phun nước, bắn phát quang hoặc bắn gây nổ. b. Các loại bật lửa có hình dáng quả lựu đạn hoặc hình dáng súng ngắn. c. Các loại kiếm, mác, lưỡi lê, dao găm, cung, nỏ làm bằng gỗ, tre, nhựa, giấy nén”. Theo Điểm d khoản 4 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm. Theo điểm a khoản 8 Điều 10 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì hình thức xử phạt bổ sung còn là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi.”
Với những tác hại khôn lường từ súng đồ chơi đó, ba mẹ hãy chú ý chọn đồ chơi cho con một cách tích cực, phù hợp để bé có thể vừa chơi, vừa phát triển tư duy hiệu quả nhất.